Saturday, 20/04/2024 - 03:16|
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

TÀI LIỆU DẠY HỌC TRỰC TUYẾN MÔN NGỮ VĂN 12 TUẦN 3-4

Tài liệu dạy học trực tuyến môn ngữ văn 12 tuần 3, 4

 

TÀI LIỆU BÀI DẠY CƠ BẢN:                        

Tuần 3:

TÂY TIẾN

                                                 (QUANG DŨNG)

I. Tìm hiểu chung:

     1) Tác giả:

   - Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, vẽ tranh, viết văn, soạn nhạc.

   - Một hồn thơ lãng mạn, tài hoa: nhà thơ của “xứ Đoài mây trắng”, thơ giàu chất nhạc, chất họa.

     2) Tác phẩm:

   - Những hiểu biết về đoàn quân Tây Tiến (quá trình thành lập, nhiệm vụ, thành phần, địa bàn hoạt động,…).

   - Quang Dũng gia nhập Tây Tiến năm 1947, năm 1948 chuyển đơn vị; viết bài thơ Tây Tiến tại Phù Lưu Chanh năm 1948, nhan đề ban đầu là Nhớ Tây Tiến.

II. Đọc – hiểu văn bản:

     1) Nội dung:

   1.1 - Bức tranh thiên nhiên núi rừng miền Tây Bắc hùng vĩ, dữ dội nhưng vô cùng mĩ lệ, trữ tình và hình ảnh người lính trên chặng đường hành quân trong cảm xúc “nhớ chơi vơi” về một người Tây Tiến:

     + Vùng đất xa xôi, hoang vắng, hùng vĩ, dữ dội, khắc nghiệt, đầy bí hiểm nhưng vô cùng thơ mộng, trữ tình.

     + Cảnh đêm liên hoan rực rỡ lung linh. Chung vui với bản làng xứ lạ.

     + Cảnh thiên nhiên sông nước miền tây một chiều sương giăng hư ảo.

     + Hình ảnh người lính trên chặng đường hành quân: gian khổ, hi sinh mà vẫn ngang tàng, tâm hồn vẫn trẻ trung, lãng mạn.

1.2     - Bức chân dung về người lính Tây Tiến trong nỗi “nhớ chơi vơi” về một thời gian khổ mà hào hùng:

     + Vẻ đẹp lẫm liệt, kiêu hùng, hào hoa, lãng mạn;

     + Vẻ đẹp bi tráng.

2) Nghệ thuật:

   - Cảm hứng và bút pháp lãng mạn.

   - Cách sử dụng ngôn từ đặc sắc: các từ chỉ địa danh, từ tượng hình, từ Hán Việt,…

   - Kết hợp chất hợp và chất họa.

3) Ý nghĩa văn bản :

Bài thơ đã khắc họa thành công hình tượng người lính Tây Tiến trên nền cảnh núi rừng miền Tây hùng vĩ, dữ dội. Hình tượng người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp lãng mạn, đậm chất bi tráng sẽ luôn đồng hành trong trái tim và trí óc mỗi chúng ta.

 

 

Tuần 4:

VIỆT BẮC

(Trích )

                               – TỐ HỮU-

I-Tìm hiểu chung:

     1) Tác giả:

- Tố Hữu là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam hiện đại.

   - Thơ Tố Hữu thể hiện lẽ sống, lí tưởng, tình cảm cách mạng của con người Việt Nam hiện đại nhưng mang đậm chất dân tộc, truyền thống.

     2) Tác phẩm:       

        - Bài thơ được ra đời vào tháng 10 năm 1954 (nhân sự kiện nhũng người kháng chiến từ căn cứ miền núi trở về miền xuôi, Trung ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc trở về Thủ đô).

        - Đoạn trích trong SGK là phần đầu của bài thơ, tái hiện những kỉ niệm về cách mạng và kháng chiến.

II- Đọc – hiểu văn bản:

     1) Nội dung:

        1.1 - Tám câu thơ đầu: Khung cảnh chia tay và tâm trạng của con người.

          + Bốn câu trên: Lời ướm hỏi, khơi gợi kỉ niệm về một giai đoạn đã qua, về không gian nguồn cội, tình nghĩa; qua đó, thể hiện tâm trạng của người ở lại.

          + Bốn câu thơ tiếp: Tiếng lòng người về xuôi bâng khuâng lưu luyến.

        1.2 - Tám mươi hai câu sau: Những kỉ niệm về Việt Bắc hiện lên trong hoài niệm..

          + Mười hai câu hỏi: Gợi lên những kỉ niệm ở Việt Bắc  trong những năm tháng qua, khơi gợi, nhắc nhớ những kỉ niệm trong những năm cách mạng và kháng chiến. Việt Bắc từng là chiến khu an toàn, nhân dân ân tình, thủy chung, hết lòng với cách mạng và kháng chiến.

          + Bảy mươi câu đáp: Mượn lời đáp của người về xuôi, nhà thơ bộc lộ nỗi nhớ da diết với Việt Bắc; qua đó, dựng lên hình ảnh chiến khu trong kháng chiến anh hùng và tình nghĩa thủy chung. Nội dung chủ đạo là nỗi nhớ Việt Bắc, những kỉ niệm về Việt Bắc (bốn câu đầu đoạn khẳng định tình nghĩa thủy chung son sắc; hai mươi tám câu tiếp nói về nỗi nhớ thiên nhiên, núi rừng và con người, cuộc sống nơi đây; hai mươi tám câu tiếp theo nói về cuộc kháng chiến anh hùng; mười sáu câu cuối đoạn thể hiện nỗi nhớ cảnh và người Việt Bắc, những kỉ niệm về cuộc kháng chiến).

     2) Nghệ thuật:

     Bài thơ đậm đà tính dân tộc, tiêu biểu cho phong cách thơ Tố Hữu: thể thơ lục bát, lối đối đáp, cách xưng hô mình – ta, ngôn từ mộc mạc, giàu sức gợi,…

     3) Ý nghĩa văn bản:

 Bản anh hùng ca về cuộc kháng chiến; bản tình ca về nghĩa tình cách mạng và kháng chiến.

Tổ Ngữ Văn – Trường THPT Võ Thị Sáu


Tập tin đính kèm
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thống kê
Lượt truy cập hiện tại : 1
Hôm nay : 3
Tháng 04 : 354
Năm 2024 : 4.101